Nên mua loại xe tập đi nào cho bé trong những năm tháng đầu đời? Đâu mới là loại xe tốt trên thị trường hỗ trợ quá trình đi xe của bé? Câu trả lời chi tiết và chính xác sẽ được Bí Quyết Con Gái bật mí trong bài viết ngày hôm nay.
Xe tập đi là gì?
Xe tập đi là một thiết bị hỗ trợ cho trẻ sơ sinh chưa tự đi vững có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Theo một nguồn tin uy tín đến từ trang bách khoa toàn thư Wikipedia thì những chiếc xe tập đi đầu tiên đã xuất hiện từ thế kỷ 15 ở Châu Âu. Ban đầu chúng được làm bằng gỗ và có thiết kế khá đơn sơ.
Một chiếc xe tập đi thịnh hành tại phương Tây (nguồn ảnh: BabyGearLab)
Nhưng sau đó nhiều năm với công nghệ không ngừng phát triển, những chiếc xe tập đi dù vẫn sở hữu ba bộ phận chính là bánh xe, khung xe và giá đỡ như xưa nhưng đa phần đều đã gắn thêm nhiều công cụ hiện đại như bàn âm nhạc, vải lót ngồi, thanh đồ chơi,.. đa dạng và phong phú dành cho bé.
Xe tập đi có bao nhiêu loại?
Xe tập đi tròn
Xe tập đi tròn cho trẻ sơ sinh là những chiếc xe được làm từ nhựa Polypropylene (PP), Polyethylene (PE), hay Polyamide( PA),..và có những đặc điểm nhận dạng như sau:
- Khung xe hình chóp với phần đế to chịu lực.
- Khoang xe rộng rãi có ghế vải treo trên khung giúp bé ngồi, dựa, đứng và xoay.
- Bánh xe có khả năng quay tròn 360 độ, được gắn từ 4 đến 8 bánh xe khác nhau tùy vào thương hiệu.
- Giá đỡ chắc chắn có thể điều chỉnh độ cao.
Cấu tạo điển hình của một chiếc xe tập đi
Bên cạnh đó chúng còn được gắn thêm nhiều tiện ích khác mang lại sự an toàn cho bé như phanh khóa hai bên giúp xe dừng lại và đứng yên khi cần thiết hay tay đẩy an toàn cho mẹ di chuyển hoặc kiềm giữ bé. Đồng thời các thiết bị như bàn ăn, bàn âm nhạc, thanh đồ chơi, tay đẩy, lớp thấm nước đầy màu sắc và vui nhộn là thứ không thể thiếu cho mỗi chiếc xe.
Ưu Điểm
- Bé ngồi vững là có thể sử dụng xe này.
- Thiết kế bao tròn xung quanh đảm bảo an toàn cho bé.
- Xe có thể xoay 360 độ giúp bé thoải mái di chuyển.
Khuyết Điểm
- Dễ khiến bé bị phụ thuộc vào xe
- Bé dễ mắc các bệnh về khớp háng, gù lưng, chân vòng kiềng khi bố mẹ lạm dụng
Hầu hết các tiệm tạp hóa,chợ hay siêu thị nhỏ lẻ,.. cho đến các trang thương mại điện tử lớn như Tiki, Shopee, Lazada,…đều bày bán loại xe này. Đa dạng từ màu sắc, kích cỡ, thương hiệu cho bạn thoải mái lựa chọn.
Xe tập đi đẩy
Xe tập đi bằng phương thức đẩy là loại xe tập đi ít phổ biến ở thị trường Việt Nam vì chúng khá là khó cho các bậc phụ huynh có thể tập con mình vịn, cầm, nắm hay điều khiển tốc độ và khả năng thắng của xe.
Thông thường xe tập đi đẩy có thể làm bằng nhựa hay gỗ tùy vào thương hiệu và quốc gia. Nếu bằng nhựa thì có nhiều màu sắc và được gắn nhiều tiện nghi như đèn nháy, nút âm nhạc, sticker hoạt hình,.. hơn còn bằng gỗ thì khá đơn giản thường được gắn 3 con gà kêu lạch bạch khi bé dùng sức đẩy xe đi.
Cấu tạo điển hình của một chiếc đẩy tập đi.
Thế nhưng xe tập đi cho trẻ cũng bổ sung đầy đủ những bộ phận cần thiết cho quá trình tập đi của trẻ như:
- Phần đế rộng tạo điểm tựa vững chắc giúp bé giữ thăng bằng.
- Tay cầm có kích thước phù hợp với bàn tay nhỏ của bé.
- Bánh xe ổn định có thể xoay khi bé chuyển hướng.
Ưu Điểm
- Hỗ trợ bé đi nhanh.
- Quá trình tập đi không bị phụ thuộc quá nhiều vào xe.
Khuyết Điểm
- Chỉ dành cho những bé đã có thể đứng vững.
- Thiếu an toàn nếu bé bật ngửa ra sau.
Mặc dù không phổ biến như xe đẩy tập đi tròn nhưng bạn có thể mua loại xe này ở các cửa hàng, siêu thị lớn hoặc trực tiếp tìm kiếm và mua hàng nhanh chóng tại các trang thương mại điện tử.
Những điều cần lưu ý khi cho bé sử dụng xe tập đi
Không cho bé đi xe tập đi quá sớm: Trong khoảng thời gian 10 – 18 tháng tuổi là thời điểm thích hợp nhất để bé sử dụng xe tập đi. Vì nếu bé sử dụng xe tập đi quá sớm mà chân chưa vững thì như thế chân bé sẽ phát triển không đều ảnh hưởng đến tướng đi của bé sau này. Mẹ nên để bé tự vận động chứ không nên ép bé đi nếu bé chưa muốn tập.
Không nên cho bé tập xe trong thời gian dài: Đừng quá lạm dụng xe tập đi vì điều đó sẽ khiến bạn bé bị mỏi lưng, tê chân khi phải vận động trong thời gian dài và bị phụ thuộc quá nhiều vào xe. Tốt nhất là nên ngồi xe trong khoảng 1-2h/ ngày.
Liên tục để mắt đến bé: vì sẽ rất nguy hiểm nếu bạn để bé một mình khi gặp phải những tình huống xấu như bậc cầu thang, nền gạch trơn trượt,..
Thường xuyên kiểm tra xe: Đặc biệt là các bộ phận như khung xe , bánh xe, ghế đệm tránh trường hợp hỏng, mốc, sứt, mẻ gây nguy hiểm cho trẻ.
Mua xe phải lựa chọn: Nên chọn xe có thể gấp gọn thuận tiện cho việc cất trữ. Tốc độ di chuyển của xe không được quá nhanh hoặc quá chậm phải được di chuyển nhẹ nhàng tránh tình trạng bé tập sẽ bị chúi đầu về trước.
Top 4 chiếc xe tập đi chất lượng cho bé trên thị trường
4
Rate this post