Mẹ Bầu Bị Tiểu Đường Thai Kỳ Nên Ăn Gì Để Mẹ Khỏe – Con Lớn

Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ nên ăn gì để duy trì sức khỏe và đón con yêu bình an chào đời là một thắc mắc rất lớn

Tuy nhiên, mẹ không cần phải lo lắng nữa đâu mà hãy áp dụng các lời khuyên dinh dưỡng sau đến từ các bác sĩ nhi khoa và sản khoa cực kỳ uy tín.

1. Tiểu đường thai kỳ là gì?

Việc thiếu kiến thức về căn bệnh tiểu đường thai kỳ thường làm mẹ bầu chia làm 2 phản ứng khác nhau rõ rệt.

Một bên thì cảm thấy sợ hãi quá mức, e ngại rằng mình sẽ phải điều trị bệnh này suốt đời, trái ngược lại có mẹ cảm thấy vô cùng bình thường và không quan tâm.

Khi mắc bệnh này, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với các nguy cơ như tiền sản giật, dễ sinh non, hay phải lựa chọn sinh mổ… thậm chí chuyển đổi sang bênh lý tiểu đường sau sinh.

Tóm tắt lại vậy để mẹ nhận thức được việc hiểu tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và không nên ăn gì là vô cùng cần thiết!

2. Nguyên tắc lựa chọn nên ăn gì khi bị tiểu đường thai kỳ?

Nguyên tắc số 1: Bữa ăn có dinh dưỡng hợp lý

Dinh dưỡng hợp lý là cân đối giữa các nhóm chất tinh bột – đường – đạm – béo – chất xơ, vitamin.

Không nên cắt hẳn nhóm nào trong danh sách phía trên cả, nhất là đừng sợ tiểu đường mà không ăn bột, không ăn đồ ngọt.

Chỉ cần điều chỉnh lượng nạp vào sao cho đảm bảo:

  • Chất bột đường chiếm không vượt quá 50% tổng năng lượng cả ngày, chọn loại chuyển hóa chậm, ít ngọt nhất và nhiều xơ nhất có thể
  • Rau củ nên được sử dụng nhiều, chế biến đa dạng để không làm bà bầu bị sợ
  • Đạm, béo duy trì và chọn loại có chất lượng cao, ưu tiên các loại thịt trắng như cá, gia cầm, chất béo từ oliu và thực vật để hệ tiêu hóa dễ hấp thụ hơn

Nguyên tắc 2: Chia nhỏ bữa ăn trong ngày

Không nên ăn dồn dập vào một thời gian nhất định, bởi sẽ làm đầy bụng, khó tiêu, đặc biệt dẫn đến trào ngược dạ dày khi thai lớn lên.

Việc ăn quá nhiều một bữa còn làm đường huyết dễ nhảy vọt, gây nguy hại lớn đến sức khỏe mẹ bầu.

Thay vào đó, hãy ăn khoảng 5 – 6 bữa/ngày, trong đó bao gồm 3 bữa chính và 2 – 3 bữa phụ

  • Bữa chính: ăn vừa đủ no thì dừng, không nên ăn cố với tâm lý cho con mập
  • Bữa phụ: có thể nhẹ nhàng bằng một loại quả hoặc hũ sữa chua không đường, xoa dịu cảm giác thèm ăn và tránh việc nạp nhiều vào bữa chính

Tuy nhiên nên bố trí thời gian ăn cụ thể, duy trì đều đặn chứ không nên kéo dài thành ăn lai rai cả ngày.

Thói quen ăn vặt, đặc biệt ăn vặt những thứ không lành mạnh như bim bim, trà sữa, nước ngọt cũng nên cắt bỏ.

Nguyên tắc 3: Tiếp tục bổ sung vi chất

Việc thiếu hụt vi chất không chỉ làm giảm sức khỏe mẹ bầu, con tăng cân chậm mà còn làm tình trạng tiểu đường thai kỳ ngày càng phức tạp hơn.

Vậy nên mẹ vẫn phải tuân thủ việc bổ sung sắt, canxi, D3 theo hướng dẫn từ bác sĩ.

Có thể thay đổi bằng cách chọn mua các loại vitamin tổng hợp không chứa đường, đổi sữa bầu sang sữa dành cho người tiểu đường.

Nguyên tắc 4: Xây dựng thực đơn dựa trên sở thích

Khi mang bầu, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi, nhất là khẩu vị cũng có đổi khác.

Vì thế khi lựa chọn thức ăn cho người bị tiểu đường thai kỳ càng phải lưu ý.

Chứ khoa học đến mấy mà mẹ bầu không nuốt nổi hoặc không muốn ăn thì hoàn toàn không tốt rồi.

Nên kết hợp những món mẹ bầu thích với món ăn lành mạnh, thỉnh thoảng có thể xen một vài món mẹ thèm nhưng không healthy lắm để tâm lý thoải mái hơn.

3. Gợi ý thực phẩm tiểu đường thai kỳ nên ăn gì, không nên ăn gì

Thực phẩm nên ăn khi thai phụ bị tiểu đường thai kỳ

Mẹ nên tham khảo và lựa chọn trong các thực phẩm chất lượng sau:

  • Ngô, khoai, sắn, gạo lứt hay yến mạch thay thế cho cơm trắng
  • Các dòng hạt như đậu đen, đậu xanh truyền thống hoặc óc chó, macca hiện đại đều rất tốt cho 2 mẹ con, bổ sung lượng omega 3 tốt cho trí óc
  • Thịt chọn thịt trắng và phần nạc, ít hoặc không có mỡ, đậu phụ, trứng thì khoảng 3 – 4 quả/tuần

Quan trọng hơn hết là nguồn cung cấp thực phẩm kể trên cần đảm bảo sạch và không dư lượng thuốc trừ sâu hay bảo quản gì hết.

Mẹ bầu cũng nên chú trọng trong chọn lựa phương pháp chế biến thích hợp, ưu tiên hấp, luộc, áp chảo, rán không dầu, giảm bớt rán, xào, chiên ngập dầu.

Việc giảm bớt độ mặn, hạn chế cho đường vào các món ăn và cảm nhận nguyên vị của đồ ăn cũng rất tốt cho sức khỏe 2 mẹ con đó.

Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ không nên ăn gì?

  • Các sản phẩm có độ ngọt quá cao, chứa nhiều đường công nghiệp như bánh kẹo, nước ngọt, nước ép hoa quả đóng hộp, các món ăn vặt đường phố…

  • Đồ chứa quá nhiều dầu mỡ
  • Thành phần tinh bột đã qua chế biến trong đó quá cao
  • Đồ ăn vặt công nghiệp: hầu hết đều chứa carb và đường ẩn nhiều, hoàn toàn không tốt cho sức khỏe chút nào cả
  • Nội tạng động vật: lượng ít thì không sao nhưng nếu ăn nhiều dễ gây tích tụ mỡ máu – chỉ số rất dễ tăng vượt ngưỡng khi mẹ đang mang bầu

4. Thực đơn cụ thể cho tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Bữa sáng

Nên khởi động một ngày mới bằng một ly sữa không đường hoặc sữa dành cho người tiểu đường ấm nóng.

Hoặc mẹ có thể đổi vị sang ngũ cốc ít đường hoặc các loại hạt trộn với sữa chua không đường.

Bữa trưa

Áp dụng nguyên tắc đĩa ăn 4 phần vào bữa này, đảm bảo 1/4 đĩa là tinh bột, 1/4 đĩa tương đương đạm còn 1 nửa đĩa dành cho rau củ, trái cây.

Nên bỏ suy nghĩ là “Ăn cho 2 người”, chỉ cần ăn đủ đến mức mà bạn mong muốn.

Cách ăn “ăn chậm, nhai kỹ”, bắt đầu thấy cảm giác no xuất hiện là dừng luôn.

Bữa tối:

Tiếp tục duy trì nguyên tắc đĩa ăn chia 4 như bữa trưa, nhưng nên ưu tiên chọn các thực phẩm dễ tiêu hơn.

Lượng ăn của bữa tối không nên nhiều hơn bữa trưa để mẹ bầu không bị quá tức bụng dẫn đến không ngủ được.

Nếu mẹ bầu tăng cân quá nhiều, có thể bỏ đi phần tinh bột bữa tối mà thay bằng rau củ luộc.

Bữa phụ

Đừng bỏ qua bất kỳ bữa phụ nào trong ngày nếu bạn không muốn “bé con” trong bụng đạp bùm bụp phản đối đó nha.

Thực ra với các bữa phụ này, mẹ chỉ cần chọn đồ ăn đơn giản, có thể ăn trực tiếp luôn như:

  • Hoa quả:  1 quả chuối, 1 – 2 miếng đu đủ, 2 – 3 múi bưởi… đều được, ưu tiên chọn hoa quả theo mùa hoặc hàng hữu cơ
  • Hạt khô: một nắm hạt kết hợp nhiều loại khác nhau ăn cũng khá vui miệng đó, tránh loại được tẩm ướp nhiều đường hoặc muối mẹ nha
  • Sữa chua, sữa tươi không đường, sữa tiểu đường: nhất là bữa phụ trước khi đi ngủ, một cốc sữa ấm sẽ giúp 2 mẹ con chìm vào giấc dễ dàng hơn

Hy vọng những kiến thức bổ ích bên trên sẽ giúp các mẹ bầu có thêm lựa chọn tiểu đường thai kỳ nên ăn gì.

Chúc mẹ và bé một chặng đường thật khỏe mạnh và bình an nha!

Đánh giá bài viết