4 cách làm ghẹ hấp ngon với nguyên liệu đơn giản
1Cách làm ghẹ hấp bia, sả
Nguyên liệu làm ghẹ hấp bia, sả
-
1kg ghẹ
-
1 lon bia
-
4 củ sả
-
Nồi hấp
Cách làm ghẹ hấp bia, sả
Bước 1 Bạn chuẩn bị nồi hấp cách thủy, thay phần nước trong nồi bằng 1 lon bia.
Bước 2 Sau đó, cho củ sả đã rửa sạch, cắt khúc, đập dập vào để lót dưới đáy vỉ hấp.
Bước 3 Đậy nồi hấp, đun sôi nước cho tới khi có mùi thơm của bia thì cho ghẹ đã sơ chế vào
Bước 4 Đậy nắp vung và tiếp tục đun ở lửa to cho hơi sả, bia bốc lên thấm mùi thơm vào thịt ghẹ.
Thành phẩm
Vậy là món ghẹ hấp bia đã hoàn thành rồi đấy. Ngoài ra, tùy khẩu vị của từng người mà có thể chuẩn bị thêm chanh, ớt và ít mù tạt chấm kèm để hương vị thêm đậm đà hơn.
2Hấp ghẹ với lá chanh
Nguyên liệu
-
1kg ghẹ
-
Lá chanh
-
Nồi hấp
Cách thực hiện
Bước 1 Sau khi sơ chế nguyên liệu xong, bạn chuẩn bị nồi hấp, cho ghẹ vào nồi và thêm vài lá chanh đã thái nhỏ.
Bước 2 Thời gian hấp ghẹ chín đều nhất là khoảng 10 – 15 phút, nếu để hấp quá lâu ghẹ sẽ bị mất hết chất dinh dưỡng.
Bước 3 Khi ghẹ có màu đỏ au cùng mùi lá chanh thơm lừng thì ghẹ đã chín, sau đó trình bày ra đĩa và thưởng thức.
Thành phẩm
3Hấp ghẹ với gừng, tỏi
Nguyên liệu
-
1kg ghẹ
-
20g gừng
-
1 củ tỏi
-
Nồi hấp
Cách thực hiện
Bước 1 Tỏi, gừng cạo sạch vỏ, băm nhỏ.
Bước 2 Chuẩn bị nồi hấp và một ít nước, cho 6 lát gừng, tỏi và ghẹ vào hấp cách thủy trong khoảng 15 phút. Khi ghẹ có màu đỏ cùng mùi thơm của gừng thì ghẹ đã chín.
Bước 3 Sau đó, trình bày ghẹ ra đĩa, rắc thêm chút rau mùi và hành lá băm nhỏ lên trên, thưởng thức cùng muối tiêu chanh.
Thành phẩm
4Hấp ghẹ với nước dừa
Nguyên liệu
-
1kg ghẹ
-
1 củ hành tím
-
1 quả dừa tươi
-
muốiGia vị: Hạt nêm
-
Nồi hấp
Cách thực hiện
Bước 1 Chọn những con ghẹ tươi, làm sạch và để ráo nước. Hành tím đập dập rồi băm nhỏ.
Bước 2 Cho nước dừa tươi vào nồi và nấu đến khi nước sôi, rồi thêm hạt nêm, muối cho vừa ăn.
Bước 3 Sau đó, cho ghẹ vào và luộc khoảng 12 – 15 phút là chín.
Bước 4 Khi thấy ghẹ chuyển sang màu đỏ au thì vớt ra, đun lại nước dừa và rưới lên trên ghẹ.
Thành phẩm
5Cách luộc ghẹ không rụng càng
Cách 1:
-
Bạn giữ nguyên dây buộc ghẹ, sau đó dùng dao đâm mạnh vào bụng hoặc vào miệng ghẹ để ghẹ chết.
Cách 2:
-
Sau khi mua ghẹ về, bạn tạm thời cho ghẹ vào ngăn đông tủ lạnh, để ghẹ rơi vào trạng thái chết tạm thời.
-
Khi nào cần chế biến thì cứ mang ghẹ ra rồi thực hiện các bước như bình thường.
Cách 3:
-
Sau khi sơ chế ghẹ xong, bạn tiến hành cột càng và chân của ghẹ cho thẳng.
-
Lúc luộc ghẹ, cho vào nồi một ít muối và vài trái ớt. Như vậy chỉ cần luộc trong 15 phút là ghẹ chín, có mùi vị thơm ngon mà đảm bảo không bị rụng càng.
6Ghẹ luộc chấm gì?
Nước chấm ghẹ
Nguyên liệu
Cách thực hiện
Bước 1 Giã nhuyễn hành hoa, ớt và tỏi băm. Khi các nguyên liệu đã nhuyễn, cho thêm 5-6 muỗng đường vàng vào giã cùng. Sả rửa sạch băm nhỏ. Chanh bỏ hạt, vắt lấy nước.
Bước 2 Cho các nguyên liệu trên vào một cái chén, sau đó cho thêm 2 muỗng tương ớt, 3 muỗng hạt nêm và một ít tiêu vào cối xay nhuyễn.
Bước 3 Đổ nước chấm ra chén, thêm một ít sả băm là hoàn thành.
Muối ớt xanh
7 Cách phân biệt cua và ghẹ
Về màu sắc
Trong khi cua có màu xám rêu (đối với cua biển, sống ở vùng nước sâu), hay màu vàng đồng (đối với cua sống ở vùng nước trũng, nhiều phèn), thì ghẹ lại có màu rêu pha lẫn đốm hoa trắng rất bắt mắt.
Nếu cua và ghẹ khi đã qua chế biến, thì vỏ cua sẽ có màu cam rất đẹp mắt, trơn láng không sần sùi. Còn ghẹ sẽ có vỏ sẽ có màu cam nhạt có đốm trắng và vỏ sần sùi hơn cua.
Về hình dáng lớp vỏ
Cua thường có đốm nhỏ li ti trên thân. Có hình ô van khá tròn hơn trên vỏ, phần mắt lõm vào trong, phần mai rất cứng. Bụng cua sẽ có màu trắng ngà, cua cái sẽ có yếm to hơn cua đực một chút.
Ghẹ có phần vỏ đốm rải đều trên vỏ và chân ghẹ. Hình ô van khá dài hơn cua xuất hiện trên mai, hai bên hông vỏ có nhiều gai nhọn. Hai càng ghẹ nhỏ và dài hơn cua rất nhiều. Phần bụng của ghẹ có màu trắng sữa và rất cứng.
Bách hóa XANH