Tuyến đường cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành đã bắt đầu chính thức được phê duyệt tiến hành triển khai xây dựng. Dự kiến tuyến đường có chiều dài 140km từ Đăk Nông đến Bình Phước. Với tổng mức chi phí dự kiến sẽ là 23.000 tỷ đồng và được Tập đoàn Vingroup phối hợp với Bộ Giao thông vận tải 2 tỉnh triển khai.
Theo Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 1/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2023 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, dự án có tên gọi là ”Cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) – Chơn Thành (Bình Phước)”.
Dự án nằm trong đoạn tuyến cao tốc Ngọc Hồi – Chơn Thành – Rạch Giá. Đoạn tuyến này nằm trong mạng lưới giao thông quốc gia, thuộc tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Tây, có tổng chiều dài 1.205km.
Đường cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông)-Chơn Thành (Bình Phước) có tổng chiều dài khoảng 140 km.
Thông tin tuyến đường cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành
Dự án tuyến đường cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành sẽ được xây dựng từ khu vực Gia Nghĩa thuộc địa phận Đắk Nông và đến Chơn Thành thuộc địa phận tỉnh Bình Phước. Tuyến đường sẽ phục vụ cho nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của cả 2 tỉnh và các tỉnh thành liên khu vực.
Theo như kế hoạch triển khai, dự án sẽ có chiều dài 140km, trong đó đi qua bộ phận tỉnh Đắk Nông là 38km, đi qua Bình Phước sẽ là 102 km. Điểm đầu của tuyến đường đi từ khu vực thành phố Gia Nghĩa và điểm cuối là Chơn Thành – Bình Phước. Kết nối với điểm đầu của cao tốc Chơn Thành-Đức Hòa (thuộc dự án đường Hồ Chí Minh) và điểm cuối của cao tốc TPHCM-Chơn Thành.
Dự án sẽ có quy hoạch thành 6 làn xe và bề rộng là 17m, vận tốc thiết kế 80-100 km/h, tổng mức đầu tư khoảng 23.000 tỷ đồng. Đây là một trong những chiến lược được Phó thủ tướng Lê Văn Thành đánh giá rất cao về tầm nhìn của 2 tỉnh cũng như sự kết nối tốt đến các tỉnh thành lân cận. Tạo điều kiện cho di chuyển, đi lại cũng như lưu thông hàng hóa không chỉ cho Đắk Nông, Bình Phước mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các tỉnh thành Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và TPHCM.
Nguồn vốn đầu tư dự án sẽ triển khai cụ thể: Bình Phước khoảng 3.000 tỷ đồng, Đăk Nông khoảng 1.000 tỷ đồng. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối các nguồn vốn ngân sách trung ương để hỗ trợ, bảo đảm tổng số vốn Nhà nước tham gia dự án không quá 50% tổng mức đầu tư. Phần còn lại, nhà đầu tư và ngân hàng chịu trách nhiệm thu xếp theo quy định.
Phạm vi thu hồi đất: Tuyến đường cao tốc đã được cắm mốc giới tim đường. Phạm vi đất thu hồi làm cao tốc là 100m (tính từ tim đường ra mỗi bên 50m). Dự kiến, việc xây dựng cao tốc tại Đắk Nông sẽ thu hồi khoảng 400ha đất.
Bản đó quy hoạch đường cao tốc Bình Phước – Đắk Nông
Điểm thuận lợi từ tuyến đường cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành
Chiến lược xây dựng tuyến đường cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành là một trong những sự đầu tư có tầm nhìn rộng từ phía lãnh đạo các tỉnh Bình Phước và Đắk Nông. Chúng ta có thể thấy rằng việc đầu tư về mặt cơ sở hạ tầng giao thông sẽ mang lại rất nhiều tiềm năng không chỉ riêng cho khu vực mà còn cho rất nhiều tỉnh thành lân cận.
Dự án được đẩy nhanh quá trình và cố gắng hoàn thành trong những tháng cuối năm 2025. Đây là chiến lược lớn tạo tiền đề cho sự phát triển về kinh tế, xã hội, cũng như bất động sản của cả 2 tỉnh là Bình Phước và Đắk Nông.
Kết nối giao thông thuận tiện
Điều đầu tiên chúng ta có thể thấy, tuyến đường Gia Nghĩa – Chơn Thành sau khi được hoàn thiện và đi vào hoạt động sẽ mang đến kết nối giao thông hoành chỉnh, đa dạng hơn. Dân cư đi lại thoải mái, an toàn và tiết kiệm thời gian hơn. Ngoài ra sẽ giúp việc vận chuyển hàng hóa trở nên lưu thông và dễ dàng hơn.
Việc kết nối từ khu vực Đắk Nông, Bình Phước đến Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và TPHCM cũng thuận tiện hơn rất nhiều. Đặc biệt tuyến đường này có lợi rất lớn đối với TPHCM. Đây là tuyến cao tốc hỗ trợ “thoát mác” cho khu vực đô thị tắc nghẽn nhất Việt Nam.
Vốn dĩ nước ta đang thiếu các tuyến đường Bắc Nam, Đông-Tây mang tính chất là đường trục chính để đáp ứng nhu cầu vận tải. Vì thế cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành chính là “giải thoát” giúp nền kinh tế cũng “dễ thở” hơn.
Tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế – xã hội
Thông qua tuyến đường cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành việc vận chuyển hàng hóa đến khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, TPHCM cũng trở nên dễ dàng hơn. Từ đó góp phần thúc đẩy mạnh mẽ cho kinh tế và cho xã hội. Mặc dù chiến lược này chỉ mới bắt đầu, nhưng với tầm nhìn xa từ phái các nhà lãnh đạo thì chắc chắn cả 2 tỉnh sẽ có những sự phát triển mới, nổi bật và vươn cao hơn trong tương lai.
Ba dự án cao tốc ở Tây Nguyên đang được nghiên cứu
Tạo động lực phát triển bất động sản
Một khi cơ sở hạ tầng đã được hoàn chỉnh và nâng cấp thì chắc chắn giá trị bất động sản của khu vực cũng sẽ được nâng cao hơn. Tuyến đường có thể giúp các nhà đầu tư xem xét và triển khai nhiều dự án mới, tăng thêm chất lượng về dịch vụ, thương mại. Tiền đè tích cực giúp bất động sản Bình Phước và Đắk Nông ngày một tăng giá.
Với những nhà đầu tư chuyên nghiệp thì việc chuẩn bị tinh thần đầu tư ở hai khu vực này là điều hoàn toàn nên làm. Bởi vì khi dự án được triển khai và hoàn chỉnh hơn thì sẽ mang đến một giá trị sinh lời hấp dẫn.
Mức đền bù đường cao tốc Đắk Nông: Qua rà soát sơ bộ, thống kê hiện trạng đất, tài sản trên đất trong phạm vi quy hoạch tuyến cao tốc trên địa bàn, tổng diện tích đất phải thu hồi khoảng 451 ha, dự kiến kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng khoảng 1.400 tỷ đồng, ngân sách tỉnh đối ứng 1.000 tỷ đồng
Toàn cảnh Dự án cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành (Bình Phước)