Là một sàn thương mại điện tử do đó sản phẩm chính của shopee là cung cấp dịch vụ nơi để người mua, người bán có thể dễ dàng tìm đến để thực hiện những giao dịch mua bán hàng hóa.
Shopee thu hút khách hàng của mình bằng cách tập trung phát triển ứng dụng được dành riêng cho từng quốc gia đây cũng được coi là một phần trong chiến lược địa phương hóa cho từng thị trường mà shopee đang thực hiện. Bên cạnh đó việc phát triển và tối ưu trang web với nhiều ngôn ngữ khác nhau, giao diện thiết kế dựa theo thói quen sử dụng của khách hàng giúp việc trải nghiệm của khách hàng được tốt nhất.
Đối tượng khách hàng mục tiêu của shopee là tập trung vào các hoạt động chăm sóc cá nhân như thời trang, mỹ phẩm có thể nói đây là một trang thương mại điện tử phù hợp cho những ai thích làm đẹp
Cạnh tranh về giá là một trong những chiến lược marketing của shopee được áp dụng rất hiệu quả. Công ty hiểu rằng với sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt như hiện nay thì ngoài việc cung cấp tới khách hàng nền tảng thông minh, dễ sử dụng, phù hợp với thói quen của họ thì chiến lược cạnh tranh về giá là rất cần thiết.
Thông qua việc kích thích các chủ hộ kinh doanh bằng những hình thức cung cấp mức giá ưu đãi khi chủ shop tham gia đăng ký trở thành thành viên của shopee, việc hỗ trợ tối đa về phí ship, code freeship cũng được hãng thường xuyên triển khai.
Shopee một nền tảng mua sắm trực tuyến lớn tại Việt Nam, công ty đã tập trung phát hành ứng dụng dành riêng cho điện thoại thông minh, máy tính bảng, bên cạnh đó là một trang web chạy trên trình duyệt máy tính. Tất cả những kênh thương mại mà shopee phát hành đều đem lại những tiện lợi và trải nghiệm rất tốt đối với khách hàng, giúp họ có thể truy cập mua hàng ở mọi lúc mọi nơi
Một trong những yếu tố giúp tạo sự thành công cho chiến lược marketing của shopee không thể không kể đến đó là đẩy mạnh các kênh truyền thông. Shopee tập trung truyền thông trên các nền tảng lớn và phổ biến ở Việt Nam như Facebook, Google. Cùng với đó là xuất hiện nhiều trên các phương tiện giao thông công cộng, trên TV.
Hình thức Affiliate Marketing cũng được shopee đẩy mạnh nhằm gia tăng lượng khách hàng lớn cho công ty, hình thức này không những giúp các đối tác tiếp thị có thể kiếm thêm hoa hồng từ việc giới thiệu thành công mà còn giúp shopee có thể tiết kiệm được chi phí tiếp thị đáng kể.
Ngoài ra những chiến dịch sale vào những dịp lễ quan trọng, dịp cuối năm cũng được shopee triển khai thường xuyên và đều đặn giúp gia tăng lượng khách hàng.
*Nguồn: Shopee Việt Nam
Sử dụng tầm ảnh hưởng của người nổi tiếng để làm đại diện thương hiệu đang là chiến lược marketing được nhiều thương hiệu lớn áp dụng. Shopee cũng không ngoại lệ, họ mời rất nhiều nhân vật nổi tiếng có lượng fan khủng trong giới giải trí như: Sơn tùng MTP, Bảo Anh hay thậm trí là cả BLACKPINK nhóm nhạc nổi tiếng ở Hàn Quốc để làm gương mặt đại diện cho mình trong các chiến dịch quảng bá sản phẩm, thương hiệu
Đây được coi là chiến lược kinh doanh của Shopee đem lại hiệu quả rõ nét. Thông qua một vài khảo sát shopee nhận thấy rằng phí vận chuyển hàng hóa là rào cản tương đối lớn với cả người mua hàng và bán hàng khi chuyển đổi từ hình thức mua hàng truyền thống sang mua hàng online
Có một sự thật rằng: Trong thương mại điện tử nếu bạn bán sản phẩm với giá 20 nghìn và phí ship là 4 nghìn thì người mua sẽ nói nó là đắt và rồi không mua. Nhưng cũng với sản phẩm ấy bạn bán với giá 24 nghìn và freeship thì người mua sẽ lại thấy hời
Do đó thay vì đẩy mạnh truyền thông, shopee bắt tay vào việc xây dựng hệ thống giao hàng chuyên nghiệp, vững chắc. Đồng thời nhấn mạnh yếu tố “free ship” trong những chiến dịch quảng bá của mình
Thị trường mục tiêu của Shopee là khu vực Đông Nam Á, do đó đến thời điểm hiện tại Shopee đã có mặt trên 7 quốc gia trong đó có Việt Nam. Nhắc đến đối thủ cạnh tranh của Shopee trên mọi mặt trận không thể không nhắc Lazada, một thương hiệu con của Alibaba. Bên cạnh đó là những đối thủ cạnh tranh nội địa ở những thị trường cụ thể cũng đang là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Shopee.
Điển hình như tại thị trường Việt Nam ngoài Lazada thì đối thủ cạnh tranh của Shopee còn đến từ: TiKi, Sendo, Adayroi. Hay tại Philippines có: Zalora, Tại Indonesia có: Tokopedia, Bukalapak…
Đồng thời theo một số khảo sát cũng chỉ ra rằng khách hàng ở những quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á có nhu cầu mua sắm online cao và ngày càng gia tăng. Nhờ đó ngành thương mại điện tử cũng được cho là có mức tăng theo hàng năm vượt trội.
4.5/5 – (2 bình chọn)