Nhằm thúc đẩy phát triển, kết nối với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tạo liên thông13 tỉnh, Chính phủ đã quyết định xây dựng tuyến cao tốc chúng tôi – Trung Lương. Từ khi đưa vào hoạt động, cao tốc đã giảm tình trang kẹt xe cho QL1A, góp phần di chuyển nhanh hơn. Tuyến cao tốc này đã góp phần lớn vào sự phát triển chung của các tỉnh miền tây và kế nối nhanh với TP.HCM.
Hình ảnh đường cao tốc TP HCM – Trung Lương đang khai thác sử dụng
1. Thông tin nhanh cao tốc TP HCM – Trung Lương
Tên dự án: Cao tốc TP HCM - Trung Lương
Quy mô: cả đường dẫn là 61,9 km
Kí hiệu toàn tuyến (CT01)
Vốn đồ tư: 9.884 tỷ đồng
Chủ đầu tư: Bộ giao thông vận tải
Ngân sách: vốn vay ODA
Thi công: Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 và Tổng công ty xây dựng Trường Sơn
Khởi công: 4/2004
Điểm đầu: Bình chánh, TP. HCM
Số làn xe: 4 làn
Điểm cuối: km 50 Châu Thành, Tiền Giang
Năm hoàn thành: 2012
Bản đồ đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh (Màu cam)
2. Thiết kế cao tốc TP HCM - Trung Lương
Cao tốc chúng tôi Trung Lương được thiết kế với tổng chiều dài là 61,9 km trong đó có tuyến cao tốc (39,8km) và các tuyến đường nối (22,1km). Với điểm đầu thuộc huyện Bình Chánh, chúng tôi và đi qua các địa phận như huyện Bến Lức, huyện Thủ Thừa, thành phố Tân An tỉnh Long An và điểm cuối thuộc huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang.
Để cho người dân và các phương tiện giao thông sễ đi vào tuyến đường cao tốc thì công trình thiết kế thêm các tuyến đường nối (22,1km):
- Tuyến đường nối nút giao nhau Tân Tạo đi chợ đêm (TP.HCM) dài 9,6km;
- Tuyến đường nối nút giao nhau Bình Thuận đi chợ đêm (TP.HCM) dài 3,7 km;
- Tuyến đường nối Thân Cửa Nghĩa đi Trung Lương (Tiền Giang) dài 8,8 km.
Tuyến đường nối và tuyến đường cao tốc được thiết kế cụ thể như sau:
- Phần tuyến đường cao tốc thiết kế mặt cắt ngang Bnền = 41m với 8 làn xe cao tốc và 2 làn xe dừng khẩn cấp (8 x 3,75m + 2 x 3,0m) được xây dựng theo tiêu chuẩn loại A. Nhưng giai đoạn 1 chỉ thi công một nửa với 4 làn xe cao tốc và 2 làn xe khẩn cấp (4 x 3,75m + 2 x 3,0m), Bnền = 25 – 26,0m, phần còn lại sử dụng để trồng cây xanh giữ đất để làm tiếp giai đoạn tiếp theo.
- Phần tuyến đường nối được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp V đồng bằng với 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp. Mặt tiền láng nhựa, mặt cắt ngang 2 làn (2 x 3,0m), Bnền = 7,0m. Ngoài ra công trình cầu được xây dựng với quy mô mặt cắt ngang của tuyến (B= 24,5m).
Ngoài một số thiết kế mặt bằng tuyến đường thì cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh Trung Lương cũng quy định cấm xe máy lưu thông trên cao tốc. Đối với xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô vận tốc lưu thông trên cao tối tối thiểu 60km/h, tối đa 120km/h. Tại giải phân các tốc độ vấn tốc lưu thông tối thiểu 50km/h và tối đa 80km/h.
Bản đồ cao tốc TP HCM – Trung Lương (Màu xanh dương)
3. Tiến độ thi công cao tốc TP HCM – Trung Lương
Ngày 16/12/2004 Thủ tướng Nguyễn Văn Khải đã phát lệnh khởi công xây dựng cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh Trung Lương với kinh phí 9.884 tỷ đồng.
Dù là tuyến cao tốc đường bộ đầu tiên được làm ở đất nước ta còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề thi công, giải tỏa mặt bằng và chất lượng công trình. Tuy nhiên tuyến cao tốc này được hoàn thành và cho lưu thông và ngày 3/2/2010.
Đến 2/2012 tuyến cao tốc này được bộ Giao Thông Vận Tải thu phí. Năm 2014 chuyển nhượng lại cho công ty TNHH Yên Khánh chịu trách nhiệm quản lí và bảo trì trong vòng 5 năm (2014 – 2023), mỗi tháng chi phí cho công tác bảo trì tuyến đường khoản 3 tỷ đông.
Năm 2023 dự án cao tốc chúng tôi – Trung Lương vẫn còn thiếu 6.000 tỷ đồng vẫn chưa được hoàn vốn. Trong khi đó mỗi năm vẫn phải tốn chi phí bảo trì tuyến đường nên thủ tướng chính phủ đề nghị bộ GTVT lên phương án thu phí lại tuyến cao tốc. Ngoài vấn đề thu phí nhằm hoàn lại đủ số tiền vẫn còn thiếu để trả vào ngân sách phát hành trái phiếu công trình thì thu phi trở lại để dễ kiểm soát số lượng xe lưu hành trên tuyến đường, tải trọng phương tiện giao thông.
Đến nay tuyến đường cao tốc chúng tôi – Trung Lương vẫn chưa được thu phí trở lại do vướng nhiều sự phản đối của mọi người.
3.1 Khẩn trương khôi phục giao thông thông minh trên cao tốc
Hiện nay, ngày 15/06/2020 Hệ thống giao thông minh trên cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương đã bị tê liệt 3 năm. Dự kiến các nhà thầu trong nước sửa chữa và khôi phục trong năm 2023. Cụ thể:
Giai đoạn 1: Theo tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, hiện đang tiến hành sửa chữa, phục hồi hệ thống giao thông thông minh (ITS) trên cao tốc chúng tôi – Trung Lương (TP.HCM, Long An và Tiền Giang) với kinh phí khoảng 2,5 tỷ đồng.
Giai đoạn 2: Đầu tư xây dựng mới hệ thống ITS bằng công nghệ trong nước nhằm đảm bảo việc duy trì tốt an toàn giao thông tuyệt đối trên các tuyến cao tốc. Dự kiến tổng mức đầu tư giai đoạn 2 khoảng 35 tỷ đồng.
Hiện nay Trên hệ thống giao thông thông minh cao tốc chúng tôi – Trung Lương đã bị hỏng
4. Lợi ích cao tốc này mang lại
Tuyến đường cao tốc này đã đóng góp to lớn cho việc phát triển giao thông đường bộ, lợi ích về mặt xã hội, thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa các tỉnh miền tây với các tỉnh phía ngoài. Đồng thời còn là đòn bẩy thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Trước đây từ chúng tôi đi Tiền Giang mất 90 phút thì bây giờ rút ngắn chỉ còn 30 phút nên tuyến đường cao tốc này đem lại lợi ích cho người tham gia giao thông hơn so với tuyến đường song hành (QL1).
Cao tốc được đưa vào lưu thông thì người dân có quyền lựa chọn di chuyển trên tuyến quốc lộ 1 hoặc di chuyển trên tuyến cao tốc. Từ đó QL1 giảm được lượng kẹt xe vào các dịp lễ tết, an toàn hơn khi lưu thông.